Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mối quan hệ giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chức vụ khác

Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013[4] quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
  2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
  4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
  5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
  6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;
  7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
  8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
  10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
  12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Bầu cử đại biểu Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.[5]

Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[3]

  1. Thành lập Hội đồng bầu cử; ấn định ngày bầu cử và công bố chậm nhất là chín mươi ngày trước ngày bầu cử;
  2. Ấn định số đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử và công bố chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử;
  3. Quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, ngày bầu cử bổ sung và công bố chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử bổ sung; thành lập Uỷ ban bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội;
  4. Xem xét báo cáo của Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội về tình hình chuẩn bị việc tiến hành và kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; khi cần thiết cử đoàn đi kiểm tra việc bầu cử tại các địa phương.

Giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

Giám sát hoạt động và tổ chức của Chính phủ

Đối với hoạt động và tổ chức của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:[3]

  1. Xem xét báo cáo của Chính phủ trong thời gian Quốc hội không họp; yêu cầu thành viên của Chính phủ trực tiếp đến báo cáo, báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp tài liệu khi xét thấy cần thiết;
  2. Huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội huỷ bỏ các văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
  3. Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Nghị quyết phê chuẩn được gửi đến Chủ tịch trong thời hạn bảy ngày. Việc phê chuẩn phải được báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đối với hoạt động của các đại biểu Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ xem xét quyết định việc điều chuyển đại biểu từ đoàn tỉnh này sang đoàn tỉnh khác khi đại biểu chuyển công tác và xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội.[6]

Liên quan

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương Ủy ban nhân dân tỉnh Việt Nam Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV Ủy ban châu Âu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Việt Nam)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ủy ban Thường vụ Quốc hội http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLjqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLkqIw... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTZcqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTbjqJA... http://quochoi.vn/UBTVQH/Pages/default.aspx http://vietlaw.quochoi.vn/Pages/vbpq-toan-van.aspx... http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=4... https://web.archive.org/web/20010301214021/http://...